-
Hợp tác xã Phan Vinh
- Mã Truy Xuất SMG:SMGVN-0000098
- Địa chỉ: Khu 5 Thị trấn Tân Uyên - Huyện Tân Uyên - Lai Châu
- Điện thoại: 0981278127
- Người đại diện: Phan Đức Vinh
- Slogan:
- Địa chỉ sản xuất: Khu 5 Thị trấn Tân Uyên - Huyện Tân Uyên - Lai Châu
- MST:
- Email:
- Website:
- Ngành nghề kinh doanh chính: trồng và chăm sóc ổi, lê Phan Vinh
-
-
-
Hợp tác xã phan vinh trồng và bán các sản phẩm ổi, lê, thanh long theo tiêu chuẩn Vietjgap, đã được công nhận sản phẩm ocop đạt 3 sao của tỉnh. Dưới đây là quy trình trồng và chăm sóc ổi của HTX phan vinh.
1. Yêu cầu sinh thái:
Ổi có thể phát triển được trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới, cây ổi chịu hạn và chịu ẩm khá. Lượng mưa hàng năm 1000 - 1200mm là phạm vi trồng ổi thích hợp. Nếu bị mưa nhiều ở thời gian ra hoa sẽ bị rụng quả, ở thời kỳ quả chín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Ổi có thể mọc tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Đất có độ pH 4,5 - 8,2 nhưng thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ đều có thể trồng được ổi. Khả năng chịu hạn, úng, chua của ổi rất khá. Ổi phát triển tốt trên đất phì nhiêu có thành phần cơ giới nhẹ như đất phù sa, đất phù sa cổ có tầng canh tác sâu.
2. Giống và nhân giống:
Một giống ổi tốt phải đạt tiêu chuẩn nhiều trái, trái to, thịt dày, ruột ít, hạt ít, ngọt và thơm. Hiện nay có giống ổi không hạt đang được ưa chuộng đặc biệt giống ổi Bồ tứ quý cho trái quanh năm, ít công chăm sóc đang được trồng phổ biến. Ổi xá lỵ ruột trắng và xá lỵ nghệ có đặc điểm quả to, khi chín có màu trắng vàng và láng, ít hạt, thịt dày, giòn, vị chua ngọt, năng suất cao chất lượng tốt nên dễ tiêu thụ, giá bán cao đối với những vườn chăm sóc tốt cây 2 - 4 năm tuổi cho năng suất 20 - 60 tấn/ ha, cây 5 năm tuổi trở lên 70 - 80 tấn/ha.
Giống trồng và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng đã được tuyển chọn và được cơ quan chuyên môn khuyến cáo sản xuất; cây giống phải khỏe và không mang mầm bệnh nguy hiểm; cây ghép phải có thời gian không quá 18 tháng có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phải phát triển đều nhau, cây giống chiết phải giữ nguyên được bộ lá ban đầu hoặc có đợt lộc mới đã thành thục.
Các phương pháp nhân giống ổi chủ yếu hiện nay là chiết cành, ghép, gieo hạt, giâm rễ... Áp dụng biện pháp nhân giống vô tính hay hữu tính đều thuận lợi.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Thời vụ trồng ở miền bắc vào tháng 2 - 4 và tháng 7 - 8 nếu chủ động tưới tiêu thì có thể trồng quanh năm. Vườn trồng ổi phải thoát nước tốt, hệ thống tưới chủ động.
Khoảng cách trồng hợp lý: Trồng xen với các cây trồng khác thì khoảng cách trồng bố trí cho phù hợp cho 2 loại cây trồng. Trồng chuyên canh cây ổi thì những năm đầu trồng mật độ 2x2 m đến năm thứ 5 trở đi cây đã ổn định thì để mật độ 4x4 m.
Chuẩn bị hố trồng: Đào hố 60x60x60 cm bón lót 30-50 kg phân chuồng + 0,5 kg super lân + 2 kg phân hữu cơ vi sinh trộn đều rồi lấp một lớp đất dày 15-20 cm đất màu. Sau khi trồng lấy rơm rạ ủ xung quanh gốc cây, tưới nước thường xuyên giữ ẩm.
Chăm sóc ổi cho năng suất cao nên cần phải thâm canh. Cây ổi chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới đủ ẩm cho cây xong thời kỳ ra quả cần tưới đủ ẩm để tăng năng xuất và chất lượng. Hàng năm nên đắp thêm đất hoặc bùn ao, rơm rạ vào xung quanh gốc ổi nhằm giữ ẩm độ ổn định và duy trì sự hoạt động của tầng rễ ngang sát mặt đất.
Tỉa cành tạo tán và xử lý ra hoa: tạo cho cây ổi có bộ tán chuẩn nhằm tập trung dinh dưỡng, tận dụng được ánh sáng, phòng chống sâu bệnh. Những năm đầu thường xuyên bấm ngọn tạo cho cây có tán tròn có nhiều cành ở cấp 1,2,3. Những năm sau thường xuyên bấm tỉa cành. Cành chưa có hoa bấm ngọn để lại 4 cặp lá, cành có hoa để lại 2 cặp lá phía trên hoa. Ổi có thể ra hoa và quả quanh năm vấn đề xử lý ra hoa để có sản phẩm vào các thời điểm tập trung và thời điểm giá thị trường cao là vấn đề cần được người sản xuất quan tâm. Biện pháp điều chỉnh ra hoa ổi ngoài chế độ dinh dưỡng thì biện pháp bấm tỉa cành rất quan trọng để ổi ra quả nhiều vụ trong năm.
Phân bón: Cây ổi tăng trưởng nhanh, ra hoa, quả liên tục nên đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Đạm, lân cần thiết cho cây phát triển cành, hoa, quả. Kali cần nhiều thời kỳ phát triển quả để tăng phẩm chất trái.
Lượng phân bón thời kỳ thiết kế cơ bản (1-3 năm tuổi)
Tuổi cây
NPK (16-16-8)
URE
KALI suyphat
Ghi chú
Cây 1-2 tuổi
90 - 120 kg/ha
30 - 60 kg/ha
30 - 60 kg/ha
Bón 4 - 6 lần/năm
Cây 3 tuổi
- Xử lý ra hoa
- Bón nuôi quả
120 - 180 kg/ha
60 - 120 kg/ha
60 kg/ha
60 kg/ha
60 kg/ha
Rải quanh gốc, xới nhẹ lấp phân, bón 15 ngày/lần xen giữa những lấn bấm ngọn
Hàng năm bón thêm 5-10kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh
Phân bón mỗi năm cho thời kỳ kinh doanh
Tuổi cây
PC + HCVS (kg/cây)
Đạm ure (kg/ha)
Super lân (kg/ha)
Kali clorua (kg/ha)
Cây 2 - 3 tuổi
30-50+2-3
150 - 180
200 - 400
150 - 200
Cây 4 - 5 tuổi
50 + 4 - 5
240 - 300
300 - 350
240 - 340
Cây > 5 tuổi
>50
400 - 480
480 - 720
480 - 600
Bón thành 4 lần/ năm: Đợt 1 vào tháng 1 hàng năm sau khỉ cắt tỉa cành 40% đạm + 50% lân+ 20% Kali + 100% phân chuồng, vi sinh, rạch dãnh xung quanh gốc, bón phân rồi lấp; Đợt 2 vào tháng 4 (thúc hoa, quả) 20% đạm + 50% lân+ 30% kali; Đợt 3 vào tháng 6 hàng năm 30% đạm + 20% kali; Đợt 4 vào tháng 8 (Thúc quả và dưỡng cây) 20% đạm + 20% kali. Các lần bón 2,3,4 có thể hòa phân tưới vào gốc. Để tăng cường khả năng đậu quả và thúc quả lớn nên đùng chất điều hòa sinh trưởng GA3 50ppm, NAA 25ppm phun vào tháng 4 - 5 mỗi tháng một lần.
Bao quả: Nhằm hạn chế sâu bệnh nên tiến hành bao quả khi quả non đạt đường kính 2 - 2,5 cm bằng túi nilon.
4.. Quản lý dịch hại:
Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng ổi. Sâu hại chính trên ổi gồm: Sâu róm, sâu quấn lá, rệp sáp, ruồi đục quả, sâu đục thân, bọ xít. Bệnh trên ổi gồm: Bệnh thán thư, bệnh muội đen, đốm lá, gỉ sắt. Biện pháp phòng trừ hiệu quả là dùng biện pháp tổng hợp IPM, dùng thuốc bảo vệ sinh học và vi sinh vật là thiên địch của sâu bệnh, dùng thuốc hóa học hợp lý để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.