{
  • Công ty cổ phần nông nghiệp và thương mại Hà Sơn

  • Mã Truy Xuất SMG:SMGVN-0000085
  • Địa chỉ: Số nhà 69, đường Trung Dũng - Phường Đông Phong - Thành Phố Lai Châu - Lai Châu
  • Điện thoại: 0912065518
  • Người đại diện: Đào Ngọc Sơn
  • Slogan:
  • Địa chỉ sản xuất: Bản Cắng Đắng xã, xã San Thành, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu
  • MST: 0105933483
  • Email:
  • Website:
  • Ngành nghề kinh doanh chính: Trồng và chế biến các loại rau, củ, quả thủy canh
  • Rau cải bó xôi thủy canh

    40.000 ₫

    (4.0) Tỉnh Lai Châu

    Dưa thơm Hà Sơn

    50.000 ₫

    (4.0) Tỉnh Lai Châu

    Cà chua Hà Sơn

    30.000 ₫

    (4.0) Tỉnh Lai Châu

    Xà lách thủy canh

    40.000 ₫

    (4.0) Tỉnh Lai Châu

  • Với nhiều ưu điểm, tính sáng tạo vượt trội, giải pháp áp dụng công nghệ trồng rau thủy canh hồi lưu để sản xuất rau sạch tại tỉnh Lai Châu của tác giả Đào Ngọc Sơn (Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Hà Sơn, trụ sở tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu) đã đoạt giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ III/2018.
    Chúng tôi đến thăm hệ thống nhà màng lưới kín sản xuất rau thủy canh của Công ty. Mặc dù vừa kết thúc kỳ nghỉ tết Nguyên đán nhưng anh Sơn đã tất bật với công việc: kiểm tra hệ thống bể bơm, đồng hồ tự động rồi giàn ươm, ống trồng thủy canh và tính toán những lứa sản xuất tiếp theo. Dẫn chúng tôi tham quan một vòng hệ thống nhà màng lưới kín, anh Sơn cho biết xuất phát điểm của ý tưởng trồng rau thủy canh hồi lưu. Những năm qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu nói riêng, toàn tỉnh nói chung lớn nhưng nguồn thực phẩm được sản xuất theo công nghệ cao và đảm bảo sạch tuyệt đối vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt là chưa có đơn vị hay cơ sở sản xuất rau, củ an toàn theo hướng áp dụng công nghệ trồng thủy canh hồi lưu.

     

     

    Với những kiến thức tích lũy sau mỗi lần đi học hỏi kinh nghiệm tại một số cơ sở, địa phương chuyên canh rau trong cả nước, tháng 7/2017, anh Sơn mạnh dạn đầu tư trồng rau theo công nghệ 4.0 nuôi trong nhà kính, nhà lưới. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy, hệ thống màng lưới kín được xây dựng khoa học, khi ra vào có khoang cách ly, hệ thống khử trùng các dụng cụ lao động với tổng diện tích 2.400m2, trong đó diện tích trồng rau 4.000m2 (thiết kế 2 tầng). Để vào nhà lưới, yêu cầu đầu tiên là người lao động phải sử dụng ủng, gang tay đảm bảo khử trùng. Cấu tạo của nhà lưới có hệ thống bể, bơm, đồng hồ tự động (tự động theo dõi và kiểm tra nhiệt độ, hệ thống tự động theo dõi độ pH của nước, hệ thống phun sương làm mát và lưới cắt nắng), giàn ươm (51 giàn và hệ thống tưới hồi lưu, rọ đựng giá thể) và ống trồng thủy canh.

     

     

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống nhà lưới thông qua việc đưa giá thể (bằng sơ dừa) vào rọ và gieo hạt, sau 14 ngày khi cây đạt 2 - 3 lá thật thì đưa ra giàn sinh trưởng (giàn ống thủy canh) và hệ thống bơm tuần hoàn, mỗi ngày chăm sóc chia ra 16 khung giờ, mỗi giờ bơm 20 phút tuần hoàn dinh dưỡng khoáng để nuôi cây. Khoảng sau 30 ngày bắt đầu thu hoạch. Để hệ thống hoạt động cần đảm bảo các điều kiện: hàng ngày kiểm tra nồng độ sinh dưỡng và nồng độ pH. Điều chỉnh nồng độ dinh dưỡng theo giai đoạn phát triển của cây; điều chỉnh độ pH ổn định tốt nhất cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng đưa vào nuôi cây gồm: Ca (NO3), KNO3, H2SO4... Hệ thống phun sương làm mát, cắt nắng, thủy canh hồi lưu tự động và kiểm soát dinh dưỡng.

     

     

    Được biết, đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau quả đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Ưu điểm nổi bật là không cần đất. Các chất dinh dưỡng trong phân bón được thẩm thấu trực tiếp vào rễ cây mà không bị cản trở bởi các vấn đề liên quan tới thành phần đất. Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng do nguồn nước chỉ được hấp thụ bởi cây và gần như không bay hơi và bị mặt đất hấp thụ. Không sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và các hóa chất độc hại khác. Giảm chi phí nhân công và công sức chăm sóc, không đòi hỏi lao động nặng nhọc. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự động hóa dễ dàng và hiệu quả. Tận dụng tối đa diện tích mặt đất nhờ bố trí khoảng cách giữa các cây tối ưu theo năng suất.

     

     

     Cùng với đó, giảm tối đa thời gian làm sạch rau trước khi bán ra thị trường. Năng suất cao hơn từ 50% - 300% so với các mô hình truyền thống nhờ kiểm soát được nguồn dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ. Trồng rau trong nhà kính giúp hạn chế tối đa sâu bệnh, thiên tai (mưa, gió); giảm thời gian thu hoạch nhờ phương pháp gối vụ, VietGAP, GlobabGAP. Sản phẩm tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người dùng; hình thức bắt mắt, đồng nhất; giàu dinh dưỡng và tươi ngon, không tích lũy độc tố, không gây ô nhiễm môi trường.

     

     

    Anh Sơn khẳng định, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, tôi nhận thấy công nghệ trồng rau thủy canh hồi lưu có khả năng ứng dụng rộng rãi với việc áp dụng trồng, sản xuất rau sạch theo các quy mô khác nhau: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp... Sản phẩm sản xuất đa dạng, đơn vị hiện đã sản xuất ra các loại rau cải (cải xanh, bắp cải, cải thảo, cải nhật); rau xà lách (xà lách xoăn, xà lách mỡ, xà lách bắp); rau dền; rau muống. Các loại quả: cà chua (cà chua bi, cà chua Cherry, cà chua mận, cà chua lê); dưa (dưa leo Hà Lan, dưa leo Israel, dưa vàng Kim Vương Hoàng Hậu). Qua thống kê, năng suất rau bình quân đạt 5kg/m2/lứa (30 ngày/lứa); dưa đạt 6kg/gốc/lứa (75 ngày/lứa); cà chua 5kg/gốc/lứa (90 ngày/lứa). Tổng doanh thu đạt 3 tỷ đồng/năm.

    Hiện tại, các sản phẩm do đơn vị sản xuất được cung cấp cho công ty và hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội và Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thành phố Lai Châu. Sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại do một số đơn vị trong nước sản xuất bởi giá thành thấp hơn, chất lượng cao và sản phẩm đồng đều, không theo mùa vụ.

    Để có những mùa “quả ngọt” như hôm nay đó là sự tâm huyết, dám nghĩ dám làm và quyết tâm “đi trước một bước” của anh Đào Ngọc Sơn. Hy vọng, thời gian tới, người dân trong tỉnh sẽ có cơ hội được sử dụng nhiều sản phẩm được sản xuất từ công nghệ thủy canh từ không chỉ Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Hà Sơn.

     

  •  

    SẢN PHẨM ĐƯỢC VẬN CHUYỂN ĐẾN CÁC ĐỊA ĐIỂM TIÊU THỤ Ở ĐIỀU KIỆN THÔNG THƯỜNG

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cải bó xôi thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cải bó xôi thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cải bó xôi thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cà chua thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Dưa thơm thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Dưa thơm thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Dưa thơm thủy canh

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cải bó xôi thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cải bó xôi thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cải bó xôi thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cà chua thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rau xà lách thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Dưa thơm thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Dưa thơm thủy canh

    Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Dưa thơm thủy canh

  • QUY TRÌNH GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ BẰNG CÔNG NGHỆ CAO KHÔNG DÙNG ĐẤT

     

    1. Công việc của nhân viên kỹ thuật chăm sóc vườn khi đến làm:
      • Đóng ngay cửa ra vào. Nguyên tắc đóng cửabên ngoài mới được mở cửa bên trong.
      • Mặc đồ bảo hộ, thay dép, ủng chuyên dụng đi trong nhà trồng.
      • Dẫm vào khay khử trùng, mở cửa và đóng cửa ngay khi vào trong nhà màng.
      • Kiểm tra dung dịch ở các thùng chứa để đảm bảo đủ lượng dung dịch cần thiết.
      • Kiểm tra hệ thống đường ống, nếu có rò rỉ phải báo cáo cấp trên, tiến hành xử lý.
      • Đo kiểm tra nồng độ bằng bút đo Tds và PH định kỳ 3 ngày/lần.
      • Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trong nhà trồng, nếu có biểu hiện lạ phải báo cáo ngay & xử lý theo hướng dẫn.
      • Kiểm tra vệ sinh và tỉa lá vàng, lá gốc khi cây bắt đầu đưa cây ra trồng.
      • Kiểm tra nhiệt độ trong nhà trồng nếu nhiệt độ >28c thì tiến hành đóng lưới cắt nắng & bật quạt đối lưu không khí.
      • Ươm gieo, trồng cây định kỳ 3 -7 ngày/lần hoặc theo chỉ đạo của BGĐ.
      • Ghi chép vào sổ nhật kí công việc đã làm trong ngày.
    2. Gieo hạt và chăm sóc cây con trong vườn ươm
      • Vệ sinh giá máng ươm hạt đảm bảo sạch sẽ.
      • Chuẩn bị giá thể, tốt nhất là dùng giá thể mới nếu là giá thể tái sử dụng chúng ta phải đảm bảo khử trùng sạch sẽ không nhiễm bệnh
      • Ngâm hạt giống bằng nước ấm ~ 540C ( 2 sôi 3 lạnh nước sau khi pha xong cho tay vào hơi rát 1 chút) 8 tiếng đối với các loại rau ăn lá.
      • Cho hạt vào lỗ: mỗi lỗ 1 hạt, để hạt nằm ngang.
      • Để tầm mút đã gieo hạt vào tầng thứ 2.
      • Che phủ giàn ươm đảm bảo kín không có ánh sáng, giàn ươm phải đủ ẩm giúp hạt nảy mầm tốt.
    3. Chăm sóc cây con trên vườn ươm:
      • Khoảng 3 -5 ngày sau khi gieo hạt đã nảy mầm và có chiều cao ~ 2 cm ta Tiến hành tách cây bằng cách giữ tay chặt vào tấm mút và xé nhẹ nhàng từng miếng mút nhỏ ra( Chỉ tách cây đạt tiêu chuẩn, khỏe mạnh).
      • Pha dinh dưỡng cho giàn ươm tầng 1 ppm tương ứng 500 - 600, PH ~ 5,8 – 6. Để có nồng độ như trên ta làm như sau:Lấy lần lượt dung dịch A và B cho vào nước với tỉ lệ 1:200( Ví dụ thùng 200 lít nước thì ta cho mỗi loại 1 lít).

    Chú ý: Không đổ trực tiếp các loại dung dịch A B  với nhau, sử dụng đúng que khuấy  cho từng thùng A, B. Dùng đúng ca nhựa tương ứng với từng thùng để múc dung dịch. Rửa xả và thay mới dung dịch  sau 1-2  lần ươm gieo. Khuấy, bật van đảo dung dịch bằng máy bơm đảo đều dung dịch trong bể chứa trước khi cho chảy lên hệ thống ươm.

    • Đo và kiểm tra PH nếu PH vượt quá 7 ta tiến hành cho acid để điều chỉnh PH xuống 5.6 – 5.8 lấy dung dịch đã pha vào cốc nhỏ, bật bút đo và tiến hành đo, đảm bảo dung dịch ngập tới vạch giới hạn trên bút đo, sau khi đo xong chúng ta rửa đầu điện cực bút đo bằng nước sạch và cất bút đo vào tủ đồ.
    • Tỉa cây con: khi cây con đã khỏe ( 10 -12 ngày sau gieo) tiến hành tỉa bỏ những cây yếu chỉ để những cây to khỏe,1 -2 cây/lỗ. Phải hết sức nhẹ nhàng để tránh ánh hưởng tới cây còn lại bằng cách dùng tay giữ chặt gốc cây cần giữ lại và tỉa bỏ cây còn lại.
    • Sau 7 – 10 ngày cây con đã có 1-2 lá thật ta đưa khay cây con từ tầng 1 lên tầng 2 để đảm bảo cây đủ ánh sáng quang hợp tốt
    • Pha dinh dưỡng cho giàn ươm tầng 2 ppm tương ứng 800 -900,PH ~ 5,8 – 6.Để có nồng độ như trên ta làm như sau:Lấy lần lượt dung dịch A và B cho vào nước với tỉ lệ 1:150( ví dụ 150 lít nước thì cho mỗi loại 1 lít)
    • Tuổi cây con: thường 3-4 lá. Tất nhiên tuỳ theo tình hình của cây con thực tế trên vườn để chuyển sang hệ thống trồng. có thể kéo dài thời gian trên vườn ươm để tiết kiệm diện tích tuy nhiên khi cây giao tán thì ta nên đưa ra hệ thống trồng.
    • Kiểm tra PH và TDS định kỳ 3 ngày/lần, nồng độ ppm và ph điều chỉnh bổ sung thêm dinh dưỡng để đảm bảo cây con phát triển tốt. bổ sung thêm Fe( can màu vàng) nếu cây con có hiện tượng vàng lá đối với các giống cải mới hoặc các cây rau khác mà chúng ta thử nghiệm với liều lượng ~100ml/100 lít.
    • Bật phun mưa vào cuối ngày để để rửa lá giúp cây quan hợp tốt.
    1. Chuẩn bị vườn trồng:
      • Làm vệ sinh sạch sẽ vườn trồng.
      • Kiểm tra hệ thống tưới tránh rò rỉ
      • Pha dung dịch dinh dưỡng với tỉ lệ 1: 100 đối với hệ thống trồng rau tương ứng ppm là 1000ppm – 1600 tùy từng loại rau( đối với các loại cải để ppm 1400, các loại xà lách TDS 1000 – 1200 ppm)
    • Chú ý: Không đổ trực tiếp các loại dung dịch A B  với nhau, sử dụng đúng que khuấy  cho từng thùng A, B. Dùng đúng ca nhựa tương ứng với từng thùng để múc dung dịch.
    • Sau khi pha song thì phải khóa van hệ thống lại, mở van đảo dung dịch đảm bảo dung dịch đã đảo đều trước khi cho lên hệ thống trồng.
    1. Trồng & chăm sóc cây trên vườn:
      • Cách trồng: nhấc cây đặt cây vào trong rọ trên ống nhẹ nhàng đảm bảo cây đứng thẳng, bộ rễ nằm hoàn toàn phía dưới tấm mút.
      • Chăm sóc: Tỉa lá mầm phía dưới cùng,lá vàng phía gốcnếu có.
      • Theo dõi nhiệt độ trong nhà trồng khi nhiệt độ >280Cthì tiến hành bật hệ thốngkéo lưới cắt nắng, đồng thời bật quạt đối lưu không khí, chiều mát thì ngược lại.
    2. Phòng trừ sâu, bệnh:
      • Rau ăn lá trồng trong nhà lưới hạn chế được tối đa sâu bệnh hại,Đấy là một ưu việt cực kỳ quan trọng của Công nghệ, góp phần làm hạ giá thành, đồng thời sản phẩm đảm bảo độ an toàn.
      • Biện pháp phòng: Khi ra vào phải khép cửa lại ngay.
      • Tốt nhất là không cho dày, dép vào nhà trồng or thay giầy dép trước khi vào nhà trồng.
      • Đi ủng chuyên dụng trong nhà trồng, trước khi đi vào nhà trồng cần dẫm chân vào khay khử trùng.
      • Không để bất cứ một vật dụng gì trong nhà trồng, nếu không cần thiết.
      • Hạn chế nhiều người vào nhà trồng,...v.v.
      • Vệ sinh các vật dụng sau mỗi lần thu hoạch & để vào đúng nơi quy định.
      • Kiểm tra tình hình sâu, bệnh xuất hiện báo cáo với quản lý để có quyết định xử lý.
    3. Thu hoạch, phân loại và tiêu thụ sản phẩm:

      Tùy từng loại cây mà quyết đinh thời điểm & cách thức thu hoạch:

    • Lên lịch thu hoạch.
    • Đối với hệ thống giữ đc nước thì trước khi thu hoạch chúng ta ngắt van cấp dung dịch 1-2 ngày tùy điều kiện thời tiết.
    • Trước khi thu hoạch kiểm tra hàm lượng nitrat có trong rau để đảm bảo rau được an toàn tuyệt đối.
    • Cắt cây sát gốc, vệ sinh lá gốc bị vàng nếu có và để vào giá đựng, cũng có thể thu cả gốc và dùng màng co bọc bộ gốc và rễ cây lại, nhặt bỏ lá già, lá vàng .
    • Thu hoạch đến đâu, phân loại rau đến đó và cho vào dụng cụ đựng.
    • Chuẩn bị bao bì đóng gói sản phẩm theo yêu cầu bên mua đúng quy cách. Sản phẩm phải có túi ni lông đựng, có nhãn mác bên ngoài túi.
    1. Khử trùng và vệ sinh sau thu hoạch

    Đối với mỗi giàn khi thu hoạch xong chúng ta tiến hành vệ sinh như sau:

    • Khóa van cấp dinh dưỡng đầu dàn.
    • Bỏ rọ nhựa ra khỏi ống trồng và đem đi rửa sạch, phơi khô và ngâm vào nước vôi trong 1-2 h
    • Mở khóa & rửa hệ thống
    • Dùng vòi nước sạch xịt xả đầu ống cho nước chảy mạnh để rửa hết cặn bẩn, rễ còn đọng trong ống ra ngoài, để khô ống nhựa trước khi trồng lứa mới

     

    Một số giải pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng bó gốc:

    1. Dùng GA3 để ngâm hạt giống với liều lượng 0,02 g/lít( 20 ppm)
    2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng với công thức phân như sau:

     

    Bình chứa

    Công thức

    100 Lít

    200 Lít

    A

    KNO3

         3,000.0

           6,000.0

    CA(NO3)2

       10,000.0

         20,000.0

    B

    KNO3

         3,000.0

           6,000.0

    MPK

         5,000.0

         10,000.0

    MGSO4.7H2O

         5,000.0

         10,000.0

    C

    CuCl2

                 2.5

                    5.0

    Na2MoO4•2H2O(Molypden)

                 9.2

                 18.4

    H3BO3

               26.3

                 52.6

    D

    FE EDDHA 13%

             180.0

               360.0

     

     

    1. Lót sỏi nhẹ vào đáy cốc, lót mút thừa vào đáy cho độ cao lên tầm 1 -2 cm
    2. Dùng mùn dừa để gieo trồng, mùn dừa đầy rọ &gieo hạt sâu ~ 1cm, tuy nhiên với mùn dừa thì nên gieo trực tiếp trên rọ như vậy sẽ tốn diện tích ươm gieo & nên làm hệ thống lọc tràn để tránh tắc vòi tưới và bẩn bể tưới , kết hợp thau bể tự động sau mỗi vụ gieo trồng.

    Một số giải pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng bó gốc:

    Hiện tượng bị Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc: đây là loại côn trùng rất khó xử lý thường pha trứng & sâu non ở trong đất.

    1. Biện pháp xử lý trước mắt:
      • Phun thuốc vào sáng sớm khi lá còn ướt: dùng các loại thuốc sau

    + Thuốc Diazan dạng  hạt của an giang giải dưới đất khử trùng đất và tiêu diệt trứng và sâu non

    + Phun thuốc  Radiant or cofido để tiêu diệt sâu và bọ trưởng thành

    1. Biện pháp phòng trừ lâu dài
      • Rắc vôi bột dưới gầm giàn
      • Phun Clorin khử trùng toàn bộ nhà trồng
      • Treo bả sinh học để loại trừ các côn trùng có cánh
      • Trồng một số chậu hoa cúc ở 1 góc nhà vườn
      • Dinh dưỡng không thay đổi luôn để mức 900 -1000 ppm
      • Kiểm tra sâu ,bệnh hại thường xuyên , phát hiện sớm và báo cáo cấp trên
  • Danh mục phân bón và hóa chất sử dụng trong trồng rau củ thủy canh

Đánh giá sản phẩm: Công ty cổ phần nông nghiệp và thương mại Hà Sơn

Tiêu chí(*) Chất lượng: Giá:

Chia sẻ